
Chứng chỉ CCNA là gì?

CCNA là chữ viết tắt của Cisco Certified Network Associate, là chứng chỉ quốc tế do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems cấp.
Những kỹ sư, chuyên viên mạng được nhận chứng chỉ CCNA được công nhận trên toàn thế giới, họ được chứng nhận là có một nền tảng kiến thức về mạng (networking) bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco ). Theo một nghiên cứu, thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.
Chìa khóa thành công trong sự nghiệp
Chứng chỉ CCNA là chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Thật vậy, chứng chỉ CCNA luôn được ưu tiên so với các chứng chỉ khác vì nó được cấp bởi Cisco – Ông lớn ngành IT-Networking. Hơn thế nữa, phần lớn các ngân hàng, các bộ ban ngành nhà nước, tổng cục, công ty liên doanh, Viettel, FPT,… đều sử dụng thiết bị của Cisco. Vì vậy, nắm vững kiến thức nền tảng trong CCNA là điều bắt buộc trong nhiều yêu cầu tuyển dụng.
Chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới

Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp là chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ CCNA chứng nhận rằng kỹ thuật viên có kỹ năng lắp đặt bộ chuyển mạch, bộ định tuyến trong môi trường mạng phức tạp, bên cạnh đó là kỹ năng cấu hình và vận hành LAN, WAN và dịch vụ truy cập quay số từ xa, ứng dụng giao thức, nắm vững một số kiến thức về an ninh mạng, hệ thống kết nối mạng không dây.
CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…
Tại sao sinh viên ngành CNTT nên có chứng chỉ CCNA
Sở hữu chứng chỉ CCNA trong tay là chìa khóa rất nhanh để đến với thành công. CCNA là chứng chỉ cơ bản nhất mà dân CNTT nên có. Mặc dù, một số ngành hiện nay nhu cầu tuyển dụng đang dần dư thừa. Thế nhưng ngành công nghệ thông tin nhu cầu tuyển dụng khi nào cũng rất cần thiết.
Kèm theo đó yêu cầu đặt ra cũng ngày càng cao và nhiều cạnh tranh bởi ngành này lúc nào cũng đòi hỏi nhiều. Thế nhưng, nếu bạn đã có chứng chỉ CCNA thì cơ hội việc làm của bạn cũng sẽ dễ dàng hon. Do đó, CCNA đang dần trở thành một chứng chỉ nền tảng cơ bản cần phải có của chuyên viên quản trị mạng.
Vậy học CCNA sau ra làm gì và làm ở đâu?
- Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
- Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
- Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
- Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
- Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
- CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…
Chứng chỉ của CCNA có giá trị trong bao lâu?
Chứng chỉ CCNA là gì, có giá trị trong bao lâu cũng là câu hỏi mà rất nhiều bạn hiện nay hay thắc mắc. Chứng chỉ CCNA có thời hạn sử dụng trong 3 năm. Sau 3 năm bạn cần thi lại để cấp chứng chỉ mới thì mới phục vụ cho công việc của bạn về ngành quản trị mạng diễn ra thuận lợi
CCNA có tự học được không?
Một số bạn sinh viên hiện nay cùng có chung thắc mắc đó là “tự học CCNA có được không?” Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể, chỉ cần chịu khó tìm hiểu kiến thức và có kỹ năng tốt thì bạn hoàn toàn có thể ôn và và đăng ký thi. Tuy nhiên, việc bạn tham gia các lớp đào tạo chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng có được chứng chỉ CCNA hơn là bạn phải tự ôn.
Kết luận
Với những chia sẽ rất chi tiết ở trên, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về sự cần thiết của CCNA. Từ đó, bạn có cho mình những kế hoạch học tập hiệu quả và sớm có được chứng chỉ CCNA.