Case máy tính là gì? Hướng dẫn chọn Case máy tính dành cho người mới tập build PC

Case máy tính là gì? Hướng dẫn chọn caseCase máy tính dành cho người mới tập build PC
82 / 100

Case máy tính là bộ phận quan trọng giúp bạn hoàn thiện dàn PC. Không giữ vai trò vận hành như RAM, CPU, VGA,… nhưng vỏ máy tính lại đóng góp trong việc bảo vệ và lắp đặt các linh kiện máy tính đó. Trước khi có ý định muốn sở hữu một vỏ case máy tính bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về nó cũng như những yếu tố giúp bản thân trong việc đưa ra lựa chọn phù hợp. Hãy theo dõi hết bài viết này của VNXtech để tham khảo thêm cách chọn Case máy tính dành cho người mới tập build PC nhé!

Cấu tạo của case máy tính 

Case máy tính được cấu tạo như thế nào? Đây cũng là một trong những điều thắc mắc của những bạn chưa biết và đang tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm. Case máy tính được cấu tạo với 3 thành phần chính là khung và giá đỡ, tản nhiệt, cổng kết nối.

+ Khung và giá đỡ: Các thương hiệu nổi tiếng thường lựa chọn chất liệu sắt, thép không gỉ hoặc nhôm để làm nên phần khung chắc chắn. Giá đỡ được thêm vào bên trong thùng máy nhằm sắp xếp bố cục hợp lý để bạn thuận tiện hơn trong quá trình lắp đặt VGA, mainboard, PSU,…  

+ Tản nhiệt: Bất kỳ hệ thống nào muốn duy trì hiệu suất làm việc cũng phải cần đến bộ phận tản nhiệt. Và case máy tính cũng được trang bị bộ phận này vào thiết kế để giúp PC vận hành trơn tru hơn. 

+ Cổng kết nối: Các khe cắm và cổng kết nối mở rộng sẽ giúp bạn liên kết được với các thiết bị ngoại vi khác cho từng mục đích sử dụng. 

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần lưu ý là kích thước mainboard có tương thích với vỏ máy tính hay không. Bởi bo mạch chủ không chỉ có 1 kích thước khuôn mẫu mà chúng cũng đa dạng như kích thước của vỏ case. Vậy nên bạn hãy lựa chọn một thùng máy có kích thước chứa được bo mạch chủ đang dùng để tránh việc phải lựa chọn lại một vỏ case khác hoặc là thay mainboard tốn kém.

Một số kích thước bạn có thể tham khảo như sau:

+ Mainboard M-ATX: Bạn nên lựa chọn case Mid Tower hoặc case Mini Tower.

+ Mainboard Mini-ITX: Case ITX (hay case SFF) là lựa chọn phù hợp, tuy nhiên không gian lại hẹp nên thường không tối ưu được trong việc tản nhiệt và lắp đặt các thiết bị khác. Ngoài ra, case Mini Tower cũng là một lựa chọn thích hợp khi sử dụng cùng bo mạch Mini-ITX.

+ Mainboard ATX: Case Mid Tower sẽ đem đến không gian thoải mái cho bo mạch chủ ATX.

+ Case Full Tower là kích thước case rất lớn và thường không được nhiều người lựa chọn. Nó chiếm diện tích khá lớn nhưng lại thuận tiện hơn cho các linh kiện có nhiều phụ kiện đi kèm như tản nhiệt nước custom.

Hệ thống làm mát

Tản nhiệt là công việc không thể thiếu để đạt được hiệu quả công việc tối đa. Bạn nên tham khảo xem thung máy có sở hữu không gian tối ưu để lưu lượng gió đi vào các bộ phận tốt hay không. Thông thường các sản phẩm sẽ được trang bị 1 đến 2 quạt tản nhiệt sẵn trên vỏ máy với kích thước 120mm và 240mm, trường hợp case lớn hơn sẽ hỗ trợ từ 5 đến 8 quạt. Nếu bạn là người yêu thích tản nhiệt nước thì hãy tham khảo thông số kỹ thuật và nhờ sự giúp đỡ của người tư vấn bán hàng tại nơi bạn có ý định mua. 

Ngoại hình của case máy tính

Case máy tính không chỉ là nơi gắn kết các linh kiện để vận hành máy mà còn đem lại tính thẩm mỹ cho góc làm việc của chính bạn. Nhiều hãng đã có sự đầu tư hơn vào thiết kế thùng máy nhằm thu hút thị hiếu của người tiêu dùng. Lựa chọn một sản phẩm có trang bị các hiệu ứng LED sẽ giúp cho không gian hoạt động của bạn thêm lung linh và rực rỡ. 

Trong quá trình lắp đặt các linh kiện sẽ làm xuất hiện nhiều dây cáp nối gây khó chịu, vậy nên bạn cũng nên ưu tiên với những thiết kế case có thể tối ưu trong việc đi dây. Từ đó sẽ làm bên trong thùng máy được gọn gàng và đảm bảo vệ sinh hơn. 

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn lựa chọn Case máy tính phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Khi mua bạn nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định chọn mua. Bởi vì từng loại case có kích thước cũng như cấu tạo khác nhau nên bạn phải thực sự cẩn thận trong việc tìm và mua các linh kiện và nếu không phải là chuyên gia, bạn hãy để VNXtech giúp bạn nhé.

Bạn có thể liên hệ VNXtech qua Facebook, qua Zalo, hoặc có thể nhắn tin trực tiếp trên web nếu như cần hỗ trợ tìm mua các linh kiện.